title

Lợi ích của Kiến trúc CQĐT?
Thứ năm, 11/04/2019, 17:05 CH
Cỡ chữ Màu chữ image

Một số lợi ích chính của Kiến trúc CQĐT đối với TP.HCM gồm:

  1. - Tránh tình trạng phát triển CNTT trong các cơ quan nhà nước tại TP.HCM một cách manh mún, rời rạc.

  2. - Nâng cao khả năng chia sẻ thông tin giữa các cơ quan chính quyền. Việc xây dựng và tuân thủ Kiến trúc Chính quyền điện tử sẽ giúp các cơ quan nhà nước:

    • Tăng khả năng kết nối, liên thông các hệ thống thông tin trên quy mô rộng (chiều ngang, chiều dọc) góp phần phục vụ người dân, doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi; giúp kết hợp các quy trình dịch vụ công và ứng dụng quản lý hành chính nội bộ trong cơ quan cũng như giữa các cơ quan chính quyền một cách liên thông và toàn diện;

    • Tăng khả năng cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao cho người dân, doanh nghiệp dựa trên nền tảng dữ liệu, thông tin tin cậy được chia sẻ giữa các cơ quan nhà nước với nhau;

    • Giảm đầu tư trùng lặp vì xác định rõ được các thành phần, hệ thống thông tin trong chính quyền điện tử và trách nhiệm, lộ trình triển khai của các cơ quan;

    • huẩn bị tốt để các đối tượng bên ngoài (người dân và doanh nghiệp) có thể truy cập dữ liệu từ các cơ quan chính quyền dễ dàng và an toàn hơn.

  3. - Tiến tới chính quyền số liên kết để có thể cung cấp dịch vụ tích hợp liên thông từ đầu đến cuối cho người dân và doanh nghiệp, sẽ giúp ứng dụng các chuẩn công nghệ chung hoặc tương thích, cấu trúc dữ liệu một cách mạch lạc, đồng bộ và mô-đun hóa các dịch vụ công, để có thể lắp ráp từng chức năng một cách linh động tùy theo nhu cầu.

  4. - Xây dựng chính sách và kế hoạch hiệu quả nhờ có được một cái nhìn tổng thể và mạch lạc về việc ứng dụng công nghệ trong các cơ quan chính quyền và đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân thành phố.

Số lượng lượt xem: 26705
Ngày bắt đầu: 28/03/2019, 07:00
Địa điểm diễn ra sự kiện: Sở TTTT

Dịch vụ chia sẻ