Giới thiệu
- Kiến trúc CQĐT
- Kiến trúc CQĐT phiên bản 1
- Giới thiệu
Kiến trúc Chính quyền điện tử thành phố đóng vai trò là kế hoạch tổng thể giúp định hướng triển khai một cách thống nhất và đồng bộ ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước của thành phố, hướng đến xây dựng chính quyền số, đáp ứng các mục tiêu chiến lược của Thành phố Hồ Chí Minh về phát triển thành một đô thị thông minh, hỗ trợ hiệu quả các chương trình đột phá của thành phố, đặc biệt là chương trình cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ người dân. Mục đích triển khai Kiến trúc chính quyền điện tử thành phố như sau:
![]() |
Xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử (KT CQĐT) của TP.HCM ở mức tổng thể, làm cơ sở để các sở/ban/ngành, quận/huyện và phường/xã/thị trấn có thể tham chiếu khi phát triển, nâng cấp, kết nối và triển khai các hệ thống thông tin tại đơn vị.
Đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, liên thông của các hệ thống thông tin của Thành phố nhằm theo kịp sự phát triển nhanh chóng của các giải pháp công nghệ mới như công nghệ dữ liệu lớn; ảo hoá, điện toán đám mây; xu hướng tăng cường tính di động; IoT;...
Đảm bảo các chương trình đầu tư CNTT đạt được hiệu quả đúng mục tiêu đề ra, đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân và các tổ chức, doanh nghiệp, đồng thời phục vụ định hướng xây dựng Thành phố trở thành một "Đô thị thông minh".
Kiến trúc CQĐT TP.HCM áp dụng cho tất cả các cơ quan nhà nước trên địa bàn TP.HCM:
- Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố và các Sở;
- Ủy ban nhân dân 24 quận huyện, 322 phường - xã - thị trấn và các đơn vị trực thuộc;
- Các ban ngành và đơn vị trực thuộc Thành phố
- Kiến trúc CQĐT TPHCM là gì? Kiến trúc CQĐT TP.HCM về bản chất là một cách tiếp cận để mô tả sứ mệnh và mục tiêu chiến lược của Thành phố, các hoạt động và nghiệp vụ các Sở/ban/ngành, các quận/huyện, phường/xã/thị trấn và cơ quan trực thuộc thành phố sẽ được thực hiện như thế nào dựa trên nền tảng ứng dụng CNTT một cách đồng bộ, thống nhất trong thời chuyển đổi số...
- Tại sao phải xây dựng CQĐT? * Xác định, thống nhất Sơ đồ tổng thể Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử của quốc gia; * Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử chi tiết của mình, tiết kiệm thời gian và nguồn lực, đồng thời đảm bảo sự thống nhất...
- Lợi ích của Kiến trúc CQĐT? Một số lợi ích chính của Kiến trúc CQĐT đối với TP.HCM gồm: 1. - Tránh tình trạng phát triển CNTT trong các cơ quan nhà nước tại TP.HCM một cách manh mún, rời rạc. 2. - Nâng cao khả năng chia sẻ thông tin giữa các cơ quan chính quyền. Việc xây dựng và tuân thủ Kiến trúc Chính quyền điện tử sẽ giúp các cơ quan nhà nước...
- Ban chỉ đạo CQĐT TPHCM là ai? 1. Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM 1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Kiến trúc Chính quyền điện tử; triển khai hiệu quả chương trình truyền thông về Chính quyền điện tử của thành phố. 2. Cập nhật, duy trì Kiến trúc Chính quyền điện tử. 3. Thẩm định...