Nguyên tắc xây dựng
Kiến trúc chính quyền điện tử thành phố được xây dựng trên cơ sở định hướng thiết kế phải đảm bảo tính linh động, tính mở rộng và tính thực tiễn; các nguyên tắc chung khi thực hiện theo kiến trúc Chính quyền điện tử:
- Về công nghệ: định hướng công nghệ mở và ưu tiên sử dụng nguồn mở, nhằm tránh phụ thuộc công nghệ vào một số công nghệ độc quyền, khả năng linh động trong triển khai ứng dụng.
- Về ứng dụng: liên thông, tích hợp và định hướng dịch vụ; việc này giúp tập hợp tối đa nguồn lực các đơn vị cung cấp dịch vụ phần mềm tham gia chính quyền điện tử thành phố nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu tránh đầu tư trùng lắp, tái sử dụng và đặc biệt yêu cầu về liên thông kết nối và tích hợp thông tin.
- Về dữ liệu: chia sẽ, mở và khai thác tối đa. Kiến trúc CQĐT TP xác định dữ liệu là quan trọng nhất để phục vụ triển khai đô thị thông minh, hướng tới chính quyền số.
- Về nghiệp vụ: tập trung nghiệp vụ phục vụ cho người dân
Ngoài ra, phải đảm bảo phù hợp định hướng đô thị thông minh, CMCN 4.0 và phù hợp kiến trúc CPĐT quốc gia.
- Kiến trúc CQĐT TPHCM là gì? Kiến trúc CQĐT TP.HCM về bản chất là một cách tiếp cận để mô tả sứ mệnh và mục tiêu chiến lược của Thành phố, các hoạt động và nghiệp vụ các Sở/ban/ngành, các quận/huyện, phường/xã/thị trấn và cơ quan trực thuộc thành phố sẽ được thực hiện như thế nào dựa trên nền tảng ứng dụng CNTT một cách đồng bộ, thống nhất trong thời chuyển đổi số...
- Tại sao phải xây dựng CQĐT? * Xác định, thống nhất Sơ đồ tổng thể Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử của quốc gia; * Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử chi tiết của mình, tiết kiệm thời gian và nguồn lực, đồng thời đảm bảo sự thống nhất...
- Lợi ích của Kiến trúc CQĐT? Một số lợi ích chính của Kiến trúc CQĐT đối với TP.HCM gồm: 1. - Tránh tình trạng phát triển CNTT trong các cơ quan nhà nước tại TP.HCM một cách manh mún, rời rạc. 2. - Nâng cao khả năng chia sẻ thông tin giữa các cơ quan chính quyền. Việc xây dựng và tuân thủ Kiến trúc Chính quyền điện tử sẽ giúp các cơ quan nhà nước...
- Ban chỉ đạo CQĐT TPHCM là ai? 1. Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM 1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Kiến trúc Chính quyền điện tử; triển khai hiệu quả chương trình truyền thông về Chính quyền điện tử của thành phố. 2. Cập nhật, duy trì Kiến trúc Chính quyền điện tử. 3. Thẩm định...