Triển khai Một cửa điện tử và Dịch vụ công trực tuyến
- Hướng dẫn
- Triển khai Một cửa điện tử và Dịch vụ công trực tuyến
TRIỂN KHAI MỘT CỬA ĐIỆN TỬ VÀ DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN THEO NGHỊ
ĐỊNH 61/2018/NĐ-CP

- Bảo đảm tính thống nhất, chỉ có một Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử tập trung để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền
- Bảo đảm khả năng tích hợp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành để truy xuất dữ liệu thủ tục hành chinh
- Hỗ trợ nộp,nhận kết quả HSHC 3 hình thức: Trực tiếp, Trực tuyến, Bưu chính;
- Hỗ trợ xác thực thông tin công dân, doanh nghiệp/ định danh cá nhân
- Hỗ trợ việc nộp, thanh toán trực tuyến thuế, phí, lệ phí
- Cung cấp thông tin về tình hình, kết quả giải quyết thủ tục hành chính
- Cho phép tổ chức, cá nhân đánh giá tiến độ, chất lượng tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính;
- Chia sẻ thông tin về tình hình giải quyết thủ tục hành chính, thành Phần hồ sơ đã được xác thực và kết quả giải quyết thủ tục hành chính đã được số hóa tới cơ sở dữ liệu của Cổng Dịch vụ công quốc gia;

Công văn số 100/STTTT-CNTT ngày 11/1/2019 của Sở Thông tin và Truyền thông về hướng dẫn kỹ thuật triển khai Cổng Dịch vụ công, Hệ thống thông tin Một cửa điện tử đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn kỹ thuật các đơn vị Sở – Ngành, Quận – Huyện triển khai nghị định 61.
Ngày 7/8/2019 Sở Thông tin và Truyền thông ban hành công văn số 1468/STTTT-CNTT về hướng dẫn các tiêu chí kỹ thuật thực hiện kết nối liên thông các phần mềm nội nghiệp tại các đơn vị.

CSDL Dùng chung là nơi tập trung toàn bộ kho dữ liệu dùng chung của TPHCM. Cơ quan, tổ chức có thể thực hiện việc khai thác và đồng bộ dữ liệu về CSDL Dùng chung của Thành phố thông qua nền tảng kết nối HCM LGSP.
Nền tảng kết nối HCM LGSP đảm nhiệm vai trò chính trong việc cung cấp các thông tin kết nối đến các phần mềm tại đơn vị, khai thác và đồng bộ dữ liệu từ CSDL tập trung của thành phố.
Kết nối sử dụng các dịch vụ trên HCM LGSP:
- Dịch vụ định danh CBCC: hệ thống xác thực và quản lý người dùng dùng chung, đồng bộ với CSDL CBCC thành phố.
- Dịch vụ liên thông hồ sơ một cửa điện tử theo Nghị định 61/2018/NĐ-CP: kết nối các đơn vị hình thành Hệ thống thông tin 1 cửa điện tử tập trung, thống nhất,
- Dịch vụ liên thông Cổng thanh toán điện tử và Ví điện tử.
- Dịch vụ liên thông Bưu điện: Yêu cầu nhận, nộp hồ sơ tại nhà và trả kết quả giải quyết tại nhà.
- Dịch vụ Cấp mã hồ sơ: theo điều 26 NĐ 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 Về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
- Dịch vụ chia sẻ thông tin đăng ký kinh doanh hộ cá thể trên toàn thành phố: phục vụ việc kiểm tra thông tin Đăng ký kinh doanh Hộ cá thể Căn cứ khoản 2 điều 67 NĐ: 78/2015/NĐ-CP (Cá nhân, hộ gia đình quy định tại Khoản 1 Điều này chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc. Cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều này được quyền góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân) (Dịch vụ này thực hiện đối với Quận/Huyện).

Quyết định 4541/QĐ-UBND ngày 15/10/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP:
- Tháng 11/2019 xây dựng/nâng cấp cổng dịch vụ công thành phố và hệ thống thông tin một cửa điện tử
- Quý III/2019: kết nối đồng bộ và thống nhất với cổng dịch vụ công quốc gia
Ngày 15/5/2019 Sở Thông tin và Truyền thông ban hành văn bản số 873/STTTT-CNTT về thí điểm kết nối với các dịch vụ liên thông của thành phố với các đơn vị: Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân Quận 1, Ủy ban nhân dân Quận 3, Ủy ban nhân dân Quận 7, Ủy ban nhân dân Quận 12, Ủy ban nhân dân Quận Bình Tân các đơn vị tham gia thực hiện thí điểm kết nối với dịch vụ liên thông của thành phố bao gồm liên thông hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC), thông tin về tiếp nhận và gửi trả kết quả TTHC giữa các hệ thống Cổng dịch vụ công các cấp, hệ thống Một cửa điện tử các cấp, các hệ thống phần mềm tác nghiệp chuyên ngành

- Kiến trúc CQĐT TPHCM là gì? Kiến trúc CQĐT TP.HCM về bản chất là một cách tiếp cận để mô tả sứ mệnh và mục tiêu chiến lược của Thành phố, các hoạt động và nghiệp vụ các Sở/ban/ngành, các quận/huyện, phường/xã/thị trấn và cơ quan trực thuộc thành phố sẽ được thực hiện như thế nào dựa trên nền tảng ứng dụng CNTT một cách đồng bộ, thống nhất trong thời chuyển đổi số...
- Tại sao phải xây dựng CQĐT? * Xác định, thống nhất Sơ đồ tổng thể Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử của quốc gia; * Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử chi tiết của mình, tiết kiệm thời gian và nguồn lực, đồng thời đảm bảo sự thống nhất...
- Lợi ích của Kiến trúc CQĐT? Một số lợi ích chính của Kiến trúc CQĐT đối với TP.HCM gồm: 1. - Tránh tình trạng phát triển CNTT trong các cơ quan nhà nước tại TP.HCM một cách manh mún, rời rạc. 2. - Nâng cao khả năng chia sẻ thông tin giữa các cơ quan chính quyền. Việc xây dựng và tuân thủ Kiến trúc Chính quyền điện tử sẽ giúp các cơ quan nhà nước...
- Ban chỉ đạo CQĐT TPHCM là ai? 1. Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM 1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Kiến trúc Chính quyền điện tử; triển khai hiệu quả chương trình truyền thông về Chính quyền điện tử của thành phố. 2. Cập nhật, duy trì Kiến trúc Chính quyền điện tử. 3. Thẩm định...