Kiến trúc Chính quyền điện tử TPHCM được phê duyệt tại Quyết định 4250/QĐ-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2018 của Ủy Ban nhân dân TP.Hồ Chí Minh căn cứ trên kết quả được thẩm định bởi Bộ Thông tin và Truyền thông theo Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam. Đây là tài liệu đã được pháp lý hóa và định hướng cho các dự án, hạng mục đầu tư trong việc xây dựng chính quyền điện tử tại thành phố bắt buộc phải tuân thủ:

  1. Tuân thủ kiến trúc trong triển khai ứng dụng CNTT của TP.HCM

    Kiến trúc Chính quyền điện tử TP.HCM là cơ sở để các cơ quan trên địa bàn TP.HCM lập, trình thẩm định, phê duyệt, triển khai kế hoạch ứng dụng CNTT, dự án, hạng mục ứng dụng CNTT hàng năm và theo giai đoạn. Các chương trình, đề án, dự án đầu tư các thành phần không xây dựng tuân thủ kiến trúc Chính quyền điện tử của Thành phố, không đảm bảo tính đồng bộ, liên thông kết nối sẽ không được xem xét phê duyệt.

    Trong trường hợp các chương trình, đề án, dự án đầu tư nằm ngoài Kiến trúc Chính quyền điện tử của TP.HCM, cơ quan chủ quản đề xuất cần trình UBND TP.HCM xem xét điều chỉnh Kiến trúc và cần đạt được sự đồng ý của UBND TP.HCM trước khi triển khai các dự án như quy định.

  2. Các vấn đề về an toàn thông tin cần phải được nhận diện và có giải pháp toàn diện

    An toàn thông tin là thành phần kiến trúc có tính chất xuyên suốt trong tất cả các thành phần Kiến trúc của Chính quyền điện tử của TP.HCM. Việc đảm bảo an toàn thông tin được coi là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công trong triển khai Kiến trúc Chính quyền điện tử.

    Do đó, các vấn đề về An toàn thông tin cần được xác định trong tất cả các đề xuất triển khai ứng dụng CNTT trong Chính quyền điện tử và cần có đề xuất giải pháp ở đầy đủ các mức chính sách, kỹ thuật, vật lý.

  3. Ưu tiên triển khai nền tảng, các ứng dụng, dịch vụ, hệ thống thông tin, CSDL dùng chung của Thành phố để triển khai Kiến trúc Chính quyền điện tử được thành công, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất

    Các nội dung đề xuất đầu tư trong các dự án nếu trùng lắp hoặc có thể sử dụng lại các thành phần dùng chung đã được đầu tư cần được giải trình và thẩm định để tránh lãng phí, thiếu đồng bộ.

  4. Tuân thủ kiến trúc Kho dữ liệu dùng chung và Hệ sinh thái dữ liệu mở

    Các ứng dụng triển khai cần tuân thủ việc tích hợp, sử dụng dữ liệu theo kiến trúc Kho dữ liệu dùng chung và Hệ sinh thái dữ liệu mở để đảm bảo sự thống nhất, tiết kiệm, hiệu quả của Thành phố.

Ngày bắt đầu: 28/03/2019, 07:00
Địa điểm diễn ra sự kiện: Sở TTTT
  • Kiến trúc CQĐT TPHCM là gì?
  • Tại sao phải xây dựng CQĐT?
  • Lợi ích của Kiến trúc CQĐT?
  • Ban chỉ đạo CQĐT TPHCM là ai?

Dịch vụ chia sẻ