Nền tảng tích hợp, chia sẻ thông tin (HCM DIP)
- Nền tảng triển khai
- Nền tảng phát triển
- Nền tảng tích hợp, chia sẻ thông tin (HCM DIP)
NỀN TẢNG TÍCH HỢP, CHIA SẼ THÔNG TIN (HCM DIP)

Do việc xây dựng quy hoạch thông tin và triển khai quy hoạch thông tin đòi hỏi quá trình lâu dài; nhằm phục vụ triển khai đáp ứng ngay nhu cầu quản lý, nền tảng tích hợp dữ liệu TP.HCM được xây dựng theo mô hình “hồ dữ liệu” (Data lake), đây là nền tảng tích hợp dữ liệu được triển khai mà không cần chỉnh sửa đến hệ thống ứng dụng hiện có và là nguồn thông tin sẵn sàng để cung cấp cho các hệ thống khác.

Nền tảng tích hợp dữ liệu của Thành phố cung cấp các chức năng cơ bản sau:
- Đối với dữ liệu có cấu trúc:
- Nền tảng tích hợp dữ liệu cho phép tích hợp tất cả các dữ liệu có cấu trúc đang được lưu trữ tại các nền tảng lưu trữ dữ liệu phổ biến cùng nhiều phiên bản khác nhau như Oracle, Microsoft (SQL Server), PostgreSQL, MySQL,...
- Cách thức tích hợp dữ liệu của nền tảng dữ liệu:
- Đối với dữ liệu tích hợp lần đầu tiên: i) Phân tích cấu trúc các bảng, trường dữ liệu; ii) Luồng hóa các bản ghi và tích hợp về trung tâm;
- Đối với dữ liệu cần cập nhật: i) Phân tích và đánh dấu lịch sử tích hợp dữ liệu; ii) Cập nhật đối với những dữ liệu có sự thay đổi.
- Lưu trữ tập trung tại trung tâm và cho phép trích xuất định kỳ ra các CSDL khai thác. CSDL được sử dụng bởi một ứng dụng của bên thứ ba.
- Đối với dữ liệu phi cấu trúc:
- Lưu trữ tập trung tất cả các dữ liệu phi cấu trúc (tập tin dữ liệu, dữ liệu binary lớn,...);
- Có khả năng phát hiện sự trùng lặp dữ liệu lưu trữ (2 dữ liệu giống nhau được ghi xuống từ 2 nguồn khác nhau sẽ được phát hiện và chỉ lưu trữ duy nhất 1 lần);
- Truy xuất dữ liệu theo cơ chế đa luồng để đảm bảo tốc độ truy xuất dữ liệu được nhanh.

Không có.

Không có.
Ngày bắt đầu: 28/03/2019, 07:00
Địa điểm diễn ra sự kiện: Sở TTTT
- Kiến trúc CQĐT TPHCM là gì? Kiến trúc CQĐT TP.HCM về bản chất là một cách tiếp cận để mô tả sứ mệnh và mục tiêu chiến lược của Thành phố, các hoạt động và nghiệp vụ các Sở/ban/ngành, các quận/huyện, phường/xã/thị trấn và cơ quan trực thuộc thành phố sẽ được thực hiện như thế nào dựa trên nền tảng ứng dụng CNTT một cách đồng bộ, thống nhất trong thời chuyển đổi số...
- Tại sao phải xây dựng CQĐT? * Xác định, thống nhất Sơ đồ tổng thể Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử của quốc gia; * Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử chi tiết của mình, tiết kiệm thời gian và nguồn lực, đồng thời đảm bảo sự thống nhất...
- Lợi ích của Kiến trúc CQĐT? Một số lợi ích chính của Kiến trúc CQĐT đối với TP.HCM gồm: 1. - Tránh tình trạng phát triển CNTT trong các cơ quan nhà nước tại TP.HCM một cách manh mún, rời rạc. 2. - Nâng cao khả năng chia sẻ thông tin giữa các cơ quan chính quyền. Việc xây dựng và tuân thủ Kiến trúc Chính quyền điện tử sẽ giúp các cơ quan nhà nước...
- Ban chỉ đạo CQĐT TPHCM là ai? 1. Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM 1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Kiến trúc Chính quyền điện tử; triển khai hiệu quả chương trình truyền thông về Chính quyền điện tử của thành phố. 2. Cập nhật, duy trì Kiến trúc Chính quyền điện tử. 3. Thẩm định...