Nền tảng liên thông kết nối ( HCM ESB)
- Nền tảng triển khai
- Nền tảng phát triển
- Nền tảng liên thông kết nối ( HCM ESB)
NỀN TẢNG LIÊN THÔNG KẾT NỐI(HCM ESB)

Đây là nền tảng liên thông của Hệ thống Chính quyền điện tử TPHCM nhằm thực hiện triển khai liên thông giữa các phần mềm ứng dụng, giữa các hệ thống được phát triển do nhiều nhà cung cấp khác nhau, sử dụng giải pháp công nghệ khác nhau để thực hiện dịch vụ liên thông thông tin và quy trình xử lý tạo thành một hệ thống thông tin liên thông, đồng bộ, thống nhất. Để thực hiện liên thông với các hệ thống trên địa bàn thành phố cũng như kết nối với các hệ thống ngoài thành phố, phần mềm ứng dụng tại đơn vị chỉ cần kết nối trục liên thông này thay vì phải triển khai xây dựng kết nối trực tiếp từng đơn vị.
Nền tảng này cung cấp các chuẩn liên thông cho các hệ thống dùng chung của thành phố.

Hiện tại, nền tảng liên thông kết nối của thành phố cung cấp dịch vụ liên thông cho các hệ thống :
- Hệ thống Quản lý văn bản, chỉ đạo điều hành trong nội bộ thành phố: đã thực hiện kết nối trên 700 đơn vị trong nội bộ thành phố; kết nối với Trục liên thông Văn bản Quốc gia do Văn phòng Chính phủ triển khai.
- Hệ thống Một cửa điện tử và dịch vụ công: Thực hiện liên thông, tích hợp các phần mềm Một cửa điện tử và dịch vụ công của các quận huyện, Sở ngành thành hệ thống Một cửa điện tử tập trung thống nhất, liên thông với Cổng Dịch vụ thành phố và Cổng dịch vụ công quốc gia hình thành Hệ thống Một cửa điện tử phục vụ người dân, doanh nghiệp thành phố. Ngoài ra, nền tảng liên thông này thực hiện kết nối với các đơn vị thanh toán trực tuyến, bưu điện cùng tham gia vào hệ thống nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công cho người dân.

Không có.

Không có.
- Nền tảng triển khai
- Nền tảng phát triển
- Nền tảng liên thông kết nối ( HCM ESB)
- Kiến trúc CQĐT TPHCM là gì? Kiến trúc CQĐT TP.HCM về bản chất là một cách tiếp cận để mô tả sứ mệnh và mục tiêu chiến lược của Thành phố, các hoạt động và nghiệp vụ các Sở/ban/ngành, các quận/huyện, phường/xã/thị trấn và cơ quan trực thuộc thành phố sẽ được thực hiện như thế nào dựa trên nền tảng ứng dụng CNTT một cách đồng bộ, thống nhất trong thời chuyển đổi số...
- Tại sao phải xây dựng CQĐT? * Xác định, thống nhất Sơ đồ tổng thể Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử của quốc gia; * Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử chi tiết của mình, tiết kiệm thời gian và nguồn lực, đồng thời đảm bảo sự thống nhất...
- Lợi ích của Kiến trúc CQĐT? Một số lợi ích chính của Kiến trúc CQĐT đối với TP.HCM gồm: 1. - Tránh tình trạng phát triển CNTT trong các cơ quan nhà nước tại TP.HCM một cách manh mún, rời rạc. 2. - Nâng cao khả năng chia sẻ thông tin giữa các cơ quan chính quyền. Việc xây dựng và tuân thủ Kiến trúc Chính quyền điện tử sẽ giúp các cơ quan nhà nước...
- Ban chỉ đạo CQĐT TPHCM là ai? 1. Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM 1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Kiến trúc Chính quyền điện tử; triển khai hiệu quả chương trình truyền thông về Chính quyền điện tử của thành phố. 2. Cập nhật, duy trì Kiến trúc Chính quyền điện tử. 3. Thẩm định...